Bệnh cháy bìa lá và Biện pháp phòng ngừa


  •  Bệnh bạc lá lúa được phát hiện đầu tiên tại Nhật Bản vào khoảng năm 1884 – 1885. Bệnh phổ biến ở hầu khắp các nước trồng lúa trên thế giới, đặc biệt ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philippin, An Độ, Xrilanca …
  • Ở Việt Nam bệnh bạc lá đã được phát hiện từ lâu trên các giống lúa mùa cũ, đặc biệt từ năm 1965 – 1966 trở lại đây, bệnh thường xuyên phá hoại một cách nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa trên các giống nhập nội có năng suất cao cấy trong vụ chiêm xuân, và đặc biệt ở vụ mùa
  • Mức độ gây hại của bệnh phụ thuộc vào giống lúa
  • Tác hại chủ yếu của bệnh là làm cho lá lúa, đặc biệt lá đòng sớm tàn, khô chết, ảnh hưởng đến quang hợp, tỷ lệ hạt lép cao, năng suất giảm sút rõ rệt
Ruộng lúa bị bệnh cháy bìa lá

Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn gây bệnh bạc lá lúa trước đây có tên Ralstonia orizae, hoặc Phytomonas orizae, về sau Dowson đặt tên Xanthomonas oryzae Dowson.

Hiện tượng và triệu chứng:
  • Vi khuẩn dạng hình gậy hai đầu hơi tròn, có một lông roi ở đầu, kích thước 1-2 x 0,5-0,9 µm;
  • Vết bệnh tạo thành các sọc như giọt dầu từ mép lá gần đỉnh và phát triển dần theo cả chiếu dài và chiều rộng tạo thành một vết cháy ở mép và đỉnh lá. Vết bệnh có màu vàng xám nhạt, giữa vết cháy và phần xanh còn lại của lá có ranh giới rõ ràng bởi một đường nâu sẫm, vết bệnh có thể lan rộng làm cả phiến lá khô bạc trắng;
  • Trên môi trường nhân tạo, khuẩn lạc có dạng hình tròn, màu vàng sáp, rìa nhẵn, bề mặt khuẩn ướt, háo khí, nhuộm gram âm;
  • Bệnh phát sinh phá hại trong suốt từ thời kỳ mạ đến khi lúa chín, nhưng bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn cây lúa dễ bị nhiễm bệnh nhất là từ giai đoạn làm đòng đến chín sữa;
  • Bệnh phát triển nặng có thể làm toàn bộ lá, kể cả lá đòng bị khô rạc nhanh chóng trước khi lúa chín, làm hạt kém mẩy và vỏ trấu bị đen.
Bệnh cháy bìa lá lúa
Môi trường gây bệnh:
  • Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng từ 26-30oC ẩm độ cao hơn 90%. nhiệt độ tối thiểu 0 – 5oC, tối đa 40oC;
  • Nhiệt độ làm vi khuẩn chết 53 oC. Vi khuẩn có thể sống trong phạm vi pH khá rộng từ 5,7 đến 8,5 thích hợp nhất 6,8 đến 7,2;
  • Vi khuẩn không có khả năng phân giải nitrat, không dịch hóa gelatin, không tạo NH3, indon, không tạo acid trong môi trường có đường
  • Các dạng đạm vô cơ  làm cho lúa bị nhiễm bệnh mạnh hơn đạm hữu cơ. Phân xanh bón vùi dập cũng làm cho lúa nhiễm bệnh nhiều hơn phân chuồng ủ.

Ở miền Bắc, bệnh gây hại ở tất cả các vụ lúa. Vụ đông xuân, bệnh thường phát sinh vào tháng 3, 4, phát triển mạnh hơn vào tháng 5, 6 khi lúc trổ và chín. Tuy nhiên mức độ bệnh thường nhẹ hơn, tác hại ít hơn so với vụ mùa. Bệnh cháy bìa lá (bạc lá) thường phát sinh và gây hại lớn trong vụ mùa. Bệnh có thể phát sinh sớm vào tháng 8, từ khi lúa đẻ đến khi lúa làm đòng. Các giống lúa mẫn cảm thường bị bệnh rất sớm và khá nặng giảm năng suất nhiều, đặc biệt trong những năm nhiều mưa bão. Các trà lúa cấy muộn trổ vào tháng 10 thường ít bị bệnh hơn.

Bệnh sẽ phát triển nặng trên các ruộng cấy, sạ dày, bón thừa phân đạm hay trên các chân đất ngập nước liên tục, đất phèn, ngộ độc acid hữu cơ.

Biện pháp phòng ngừa bằng chế phẩm sinh học Exin 4.5 HP

   1- Phòng bệnh: đối với thời gian sinh trưởng các giống lúa từ 90-110 ngày , chia thành 4 lần phun, khoảng cách mỗi lần phun cụ thể như sau:

      + Lần 1: trước khi nhổ mạ 10 ngày
      + Lần 2: sau khi cấy 25 ngày
      + Lần 3: sau khi cấy 45 ngày
      + Lần 4: sau khi cấy 60 ngày 
Lưu ý: cần phun ướt đều trên lá

   2- Trị bệnh: Khi thấy bệnh xuất hiện cần phải tiến hành phun ngay, và những lần phun tiếp theo cách nhau 10-15 ngày

Biện pháp canh tác phòng ngừa hiệu quả: 
Để khắc phục tình trạng trên, phòng tránh bệnh bạc lá ở lúa mùa, ngoài các biện pháp canh tác đại trà, cần tập trung vào một số điểm sau:
  • Sử dụng các giống lúa kháng bệnh, chọn giống sạch, có bộ lá dày;
  • Xử lý hạt giống trước khi ngâm ủ, gieo sạ;
  • Gieo lúa tránh giai đoạn lúa làm đòng, trổ trùng với điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đoạn;
  • Tăng cường bón phân hữu cơ, không bón quá nhiều phân đạm và không bón thúc muộn. Bón đủ lân, kali;
  • Để nước nông (5-10 cm), nhất là sau khi lúa đẻ nhánh, nếu thấy bệnh chớm xuất hiện thì rút nước để khô ruộng trong 2 đến 3 ngày để hạn chế bệnh;
  • Rắc vôi 60-80 kg/ha lúc lúa mới chớm bị bệnh, hoặc xử lý Kasuran 0,1- 0,2%; Sankel 1/200 …




CÔNG TY TNHH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

APPLIED BIO-TECHNOLOGY CO.,LTD

Email: exinbiotech@gmail.com


Được tạo bởi Blogger.